Nền tảng kỹ thuật Chiến hạm Napoléon

Trước khi áp dụng thử nghiệm chân vịt trong tàu chiến vào những năm 1840, kỹ thuật hơi nước duy nhất lúc đó là các bánh xe chèo, do vị trí quá rộng của chúng ở bên thân tàu và máy móc cỡ lớn mà việc sử dụng chúng không tương thích, nhất là khi vị trí đặt pháo được bố trí hai bên thân ngoài của tàu chiến.

Hai góc nhìn của Napoléon.

"Henri Dupuy de Lôme đã nghĩ ra và thực hiện kế hoạch táo bạo hơn với việc thiết kế một chân vịt, và vào năm 1847, tàu Napoléon đã được đặt hàng. Sự thành công của tàu đã khiến việc thay đổi trong thiết kế động cơ hơi nước của các tàu trên thế giới trở nên cần thiết. Tàu ra mắt năm 1850, vận hành vào năm 1852, đã đạt tốc độ gần 14 hải lý/giờ (26 km/h). Trong thời gian Chiến tranh Krym, hoạt động của tàu Napoleon đã thu hút sự chú ý lớn, và loại tàu theo thiết kế này dần gia tăng số lượng. Tàu dài khoảng 240 ft (73 m), rộng 55 ft (17 m), và lượng giãn nước 5.000 tấn, với hai sàn súng. Việc thiết kế táo bạo và cẩn thận của tàu đã thành công. Những tính năng tốt nhất của những chiếc tàu chiến tuyến bánh chèo được Sané và các đồng nghiệp của ông duy trì; trong khi các điều kiện mới liên quan đến việc phổ biến động cơ chạy năng lượng hơi nước và cung cấp than lớn đã được đáp ứng triệt để. "[4]